Nguyên nhân và cách điều trị bệnh máu nhiễm mỡ một cách tốt nhất
I. Bệnh máu nhiễm mỡ là gì?
Máu nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ trong máu cao hơn mức bình thường. Thông thường, trong máu luôn có một tỷ lệ mỡ nhất định, được đánh giá thông qua chỉ số cholesterol, triglycerid… Lượng cholesterol cao chính là đặc trưng của bệnh máu nhiễm mỡ.
Khi cơ thể có lượng cholesterol trong máu vượt quá mức cho phép, bệnh có thể phát triển thành các biến chứng như xơ vữa động mạch, cao huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ.
II. Nguyên nhân gây ra bệnh máu nhiễm mỡ
1/ Ăn uống không điều độ
Những người thừa cân, béo phì thường có nguy cơ mắc phải bệnh máu nhiễm mỡ rất cao. Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống không điều độ, ăn nhiều chất béo bão hòa, đạm động vật, ăn nhiều đường và tinh bột nhưng lại lười vận động, hay phải ngồi nhiều. Điều này sẽ dễ dẫn đến tăng cân, máu nhiễm mỡ tăng cao.
2/ Do giới tính và tuổi tác
Giới tính và tuổi tác cũng là yếu tố liên quan đến nguyên nhân gây ra bệnh máu nhiễm mỡ. Theo nhiều nghiên cứu, hormone nội tiết Estrogen ảnh hưởng tới sự chuyển hóa chất béo trong các mạch máu.
Vì vậy, nữ giới giai đoạn mãn kinh thì lượng triglyceride và cholesterol xấu này sẽ ngày càng tăng cao và khả năng mắc bệnh mỡ trong máu cũng tăng cao hơn so với nam giới. Người cao tuổi cũng là những đối tượng có nguy cơ cao dễ mắc phải căn bệnh này.
3/ Bị áp lực, căng thẳng
Khi một người làm việc, học tập bị áp lực, căng thẳng lâu ngày mà không có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý sẽ gây nên stress. Từ đó, dẫn tới hiện tượng rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, mỡ tích tụ lại nhưng không chuyển hóa được thành năng lượng thì về lâu dài sẽ dẫn tới bệnh máu nhiễm mỡ.
4/ Suy nhược cơ thể
Đừng lầm tưởng rằng người gầy sẽ không có nguy cơ mắc bệnh máu nhiễm mỡ. Người gầy, người ăn kiêng quá mức sẽ khiến cơ thể bị thiếu chất cần thiết để thanh lọc bớt mỡ, hàm lượng đường trong máu thấp.
Từ đó, cơ thể sẽ phải tự điều chỉnh để gia tăng hấp thu mỡ để có thể phân giải thành năng lượng, kết hợp với việc lười vận động, mỡ sẽ tích tụ mà lại không được chuyển hóa, axit béo vào máu nhiều, vượt quá mức độ cho phép sẽ gây ra mỡ máu cao.
III. Triệu chứng của bệnh máu nhiễm mỡ
1/ Đau đầu, chóng mặt
Người bị bệnh máu nhiễm mỡ thường cảm thấy đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi. Nguyên nhân là do mạch máu dẫn tới não bị xơ hóa, lượng mỡ dư thừa hình thành các mảng bám bên trong thành động mạch khiến việc máu lưu thông đến não gặp khó khăn.
2/ Đau ngực và thỉnh thoảng đau tim
Tình trạng mỡ trong máu cao đột ngột sẽ gây nên những cơn đau thắt ngực. Triệu chứng này thường xảy ra ở giai đoạn đầu mới chớm bệnh. Ngoài ra, đôi khi người bệnh còn gặp phải những cơn đau tim thoáng qua do mạch máu dẫn đến tim bị bít tắc bởi những mảng xơ vữa mà bệnh máu nhiễm mỡ gây nên.
Nó khiến cho việc tim co bóp đưa máu đi khắp cơ thể trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, những triệu chứng này không xuất hiện thường xuyên, chúng có thể tự hết mà không cần điều trị.
3/ Chân tay lạnh, tê bì chân tay
Hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao khiến mạch máu bị tắc nghẽn, máu không lưu thông đến các chi khiến chân tay lạnh, bị tê bì, đau nhức. Các khớp ngón tay, ngón chân bị đau buốt, nhức mỏi.
4/ Cảm giác khó chịu, khó tiêu, táo bón
Mức cholesterol trong máu cao sẽ gây nên các đợt khó tiêu, đầy hơi liên tục. Chất béo dư thừa trong máu và trong gan ảnh hưởng đến sự trao đổi chất và quá trình tiêu hoá. Ngoài ra, những đợt khó tiêu, táo bón thường xuyên xuất hiện mà không phải chỉ sau khi ăn những đồ ăn khó tiêu, hay ăn quá nhiều thịt chính là dấu hiệu máu nhiễm mỡ.
>>> Tham khảo thêm : Bệnh béo phì - Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất.
IV. Phương pháp điều trị bệnh máu nhiễm mỡ
Đối với bệnh nhân bị bệnh máu nhiễm mỡ, cần đi kiểm tra và theo dõi sức khỏe định kỳ từ 3-6 tháng một lần. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nếu cần. Thời gian sử dụng thuốc sẽ tùy thuộc vào việc bệnh nhân có đang mắc thêm căn bệnh nào khác không hoặc các chỉ số là bao nhiêu.
Một liệu trình thông thường sẽ từ 4-8 tuần đối với người mỡ máu cao và không mắc thêm bệnh nào khác, hoặc là 3-6 tháng hay từ 6 tháng đến 1 năm đối với người mắc cùng lúc nhiều bệnh khác nhau.
Ngoài ra, bệnh nhân nên chủ động kiểm soát cân nặng hàng tháng, tuân thủ một chế độ ăn uống khoa học và vận động thường xuyên để làm giảm bớt lượng cân bị dư thừa. Lựa chọn những thực phẩm có hàm lượng cholesterol thấp, hạn chế sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều chất béo no, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, không ăn tối quá muộn là những điều cần làm để phòng tránh bệnh máu nhiễm mỡ.
Cuối cùng, bệnh nhân cần loại bỏ các thói quen xấu hàng ngày làm bệnh thêm trầm trọng như sử dụng quá nhiều thuốc lá, bia, rượu, các chất có chứa nồng độ cồn cao bởi những khi sử dụng chúng sẽ làm tăng lượng triglycerid trong máu.
Trên đây, Nhân Hòa chia sẻ cùng bạn một số kiến thức cơ bản về căn bệnh máu nhiễm mỡ. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn phòng tránh, bảo vệ thật tốt cho sức khỏe của mình và những người thân yêu nhé!
>>> Tham khảo ngay : Viên uống Organika Cholesterol giúp hỗ trợ giảm mỡ máu, điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ tai biến tim mạch
Không có nhận xét nào